9 công dụng “thần kỳ” của gạo lứt

21/12/2019
9 công dụng “thần kỳ” của gạo lứt

Gạo lứt có tác dụng gì để “bảo trì” sức khỏe?

Cũng giống như gạo trắng, gạo lứt có nhiều loại hạt khác nhau: Dài, trung bình và ngắn. Khi ăn cơm gạo lứt phải nhai nhiều hơn mới cảm nhận được hương vị đậm đà và nhận được dưỡng chất từ loại gạo này. Xét về chỉ số protein, 100 grams gạo lứt chứa khoảng 7,2 grams protein. Gạo lứt dồi dào magie, một khoáng chất mà nhiều người thiếu. Lương thực này cũng chứa nhiều thiamine và sắt, cũng như một ít kẽm. Ngoài ra, gạo lứt còn chứa hàm lượng chất xơ cao: 3,2g /100g gạo.

So với gạo trắng, về chỉ số đường huyết, gạo lứt ở mức vừa phải hơn. Nếu bạn đang muốn giảm cân hoặc chẳng may mắc bệnh đái tháo đường, gạo lứt có thể chứng minh lợi ích “tuyệt đối” cho sức khỏe vì có chỉ số đường huyết thấp và ít gây đề kháng insulin.

9 công dụng “thần kỳ” của gạo lứt

Hỗ trợ hệ thống thần kinh

Chỉ trong một chén cơm gạo lứt được ăn đúng cách, bạn sẽ nhận được 80% nhu cầu mangan của cơ thể hàng ngày. Mangan giúp tổng hợp các chất béo cơ thể. Mangan cũng có lợi cho hệ thống thần kinh và sinh sản của mỗi người.

Chọn sử dụng gạo lứt để ngăn ngừa bệnh cũng như cải thiện sức khỏe: nhất định bạn phải biết cách ăn sao cho đúng, dùng sao cho đủ.

Bình thường hóa nồng độ cholesterol

Dầu tự nhiên có lợi cho cơ thể có rất nhiều trong gạo lứt, nổi bật nhất là các chất béo lành mạnh giúp bình thường hóa nồng độ cholesterol.

Gạo lứt giúp giảm cân

Đây có lẽ là công dụng nổi bật nhất của gạo lứt. Hàm lượng chất xơ của gạo lứt giúp chức năng ruột hoạt động tốt hơn, vì nó làm cho tiêu hóa dễ dàng hơn nhiều. Gạo lứt là sự bổ sung hoàn hảo cho chế độ ăn uống hàng ngày cho những người tìm kiếm hoạt động đều đặn của ruột.

Chọn sử dụng gạo lứt để ngăn ngừa bệnh cũng như cải thiện sức khỏe: nhất định bạn phải biết cách ăn sao cho đúng, dùng sao cho đủ.

Giảm lượng cholesterol trong máu

Sử dụng gạo lứt nguyên hạt làm giảm sự tích tụ các mảng bám động mạch và giảm nguy cơ bệnh tim và cholesterol máu cao.

Khả năng chống oxy hóa

Đây được cho là một trong những bí mật được giữ kín đáo nhất về gạo lứt. Nếu kết hợp với hợp các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa với quả việt quất, dâu tây và các loại trái cây khác và các loại rau thì khả năng chống oxy hóa của gạo lứt phải xếp vào hạng siêu sao.

Giàu chất xơ

Chất xơ của gạo lứt được xếp vào tốp đầu của danh sách các loại thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng. Những sợi xơ này gắn với các chất gây ung thư cũng như các chất độc trong cơ thể, rồi loại bỏ chúng và không cho chúng bám vào vách ruột.

Chọn sử dụng gạo lứt để ngăn ngừa bệnh cũng như cải thiện sức khỏe: nhất định bạn phải biết cách ăn sao cho đúng, dùng sao cho đủ.

Giải phóng đường chậm 

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng nếu bạn tiêu thụ một nửa chén gạo lứt hàng ngày làm giảm nguy cơ bệnh đái tháo đường khoảng 60%. Mặt khác, những người tiêu thụ gạo trắng thường xuyên làm tăng  nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường 100 lần.

Thực phẩm ăn dặm hoàn hảo cho trẻ

Gạo lứt là một lựa chọn tốt hơn nhiều so với các sản phẩm ngũ cốc gạo trắng tinh chế. Gạo lứt giúp hỗ trợ sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi vì đáp ứng được chế độ ăn đòi hỏi nhiều chất xơ thời điểm này.

Hỗ trợ điều trị nhiễm nấm candida

Gạo lứt là sự thay thế hoàn hảo cho liệu trình điều trị bệnh nấm candida bởi các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao và giàu tinh bột bị chỉ định cấm dùng trong quá trình điều trị bệnh nấm candida. Đặc tính dễ tiêu hóa tự nhiên và giàu chất xơ giúp làm dịu hệ tiêu hóa nhạy cảm khỏi sự phát triển quá trớn của các thực thể candida.

Sai lầm khi ăn gạo lứt thường xuyên

Gạo lứt tốt cho sức khỏe nhưng cũng như bất kỳ loại thực phẩm nào khác, muốn nhận được những lợi ích tối ưu, bạn phải dùng đúng cách. Tức là khi ăn gạo lứt phải nhai kỹ đến khi ra nước mới nuốt nếu không sẽ gây khó tiêu. Đối với người khỏe mạnh cũng chỉ nên ăn gạo lứt 2-3 lần/tuần bởi dùng thường xuyên không mang nhiều lại lợi ích, thậm chí còn gây phản tác dụng. Đặc biệt, trẻ em, người cao tuổi, thể trạng yếu, gầy gò, đang mang thai, cần bồi bổ sức khỏe không nên ăn gạo lứt thường xuyên, gây suy giảm sức khỏe, thiếu chất, vitamin.

Chọn sử dụng gạo lứt để ngăn ngừa bệnh cũng như cải thiện sức khỏe: nhất định bạn phải biết cách ăn sao cho đúng, dùng sao cho đủ.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng đưa ra khuyến cáo trẻ em và người lớn nên có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bao gồm ăn nhiều loại lương thực ngũ cốc để giảm nguy cơ dung nạp asen từ gạo. Do đó, ăn gạo lứt trong dài hạn có thể dẫn đến bệnh mãn tính. Nó có thể dẫn đến ung thư, tiểu đường loại 2 và bệnh tim.

Gạo lứt dùng thế nào, lợi hại ra sao bạn hoàn toàn có thể tham khảo thông tin qua “giáo sư Google” hoặc để nhận được những lời khuyên sát với sức khỏe của bản thân hơn, hãy hỏi bác sĩ của bạn.

Viết bình luận của bạn:
Ẩn [X] QUÀ TẾT 2023
zalo